Người bị giảm lipit trong cơ thể có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm như xơ vữa động mạch chủ, bệnh mạch vành, viêm tụy, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,…
Điều chỉnh lối sống trong đó có thay đổi chế độ. Chế độ ăn uống rối loạn mỡ máu đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả tình trạng này.
Rối loạn mỡ máu là gì?
Lipid máu là thành phần quan trọng trong cơ thể, giúp cơ thể phát triển bình thường, khỏe mạnh.
Các loại lipid máu bao gồm: LDL, HDL và triglycerid. Rối loạn chuyển hóa lipid được định nghĩa là có một hoặc nhiều rối loạn sau:
Tăng cholesterol toàn phần trong máu, tăng triglycerid máu, tăng LDL-cholesterol (cholesrol xấu) hoặc giảm HDL-cholesterol (cholesterol tốt).
Hiện tượng này nếu kéo dài có thể gây xơ vữa, hẹp mạch máu và là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh tim mạch.
Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh rối loạn mỡ máu
Đa số rối loạn chuyển hóa lipid là do chế độ dinh dưỡng kém: chế độ ăn quá nhiều mỡ động vật, thức ăn chứa cholesterol (nội tạng động vật, mỡ động vật, các sản phẩm từ sữa nguyên kem, trứng), thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá, ….
Vì vậy, người bệnh rối loạn mỡ máu ngoài việc sử dụng thuốc cũng cần có chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để điều trị bệnh tích cực, hiệu quả.
Trong điều trị rối loạn mỡ máu, để giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành, chế độ ăn của người bệnh phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Giảm tổng năng lượng ăn vào trong ngày để tránh lên cân theo chỉ số khối cơ thể (BMI) nếu có thừa cân, béo phì. Ở một số rối loạn chuyển hóa lipid nhẹ, bệnh có thể ổn định sau khi người bệnh thực hiện chế độ ăn kiêng.
Người bệnh cần giảm năng lượng trong khẩu phần ăn từng bước, mỗi tuần giảm khoảng 300Kcal so với khẩu phần ăn trước cho đến khi đạt năng lượng tương ứng với BMI;
Giảm lượng chất béo (lipid) theo chỉ số BMI: Chất béo chỉ nên chiếm 15 – 20% tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể. Người bệnh cần hạn chế ăn các chất béo bão hòa, thay vào đó nên ăn các chất béo không bão hòa;
==>> Xem ngay những BÀI VIẾT liên quan tại đây: https://tintucdakhoa.org/lam-dep/giam-can
Đảm bảo chất đạm chiếm khoảng 12 – 20% tổng năng lượng, bao gồm đạm động vật và đạm thực vật.
Tăng chất đạm (protein) của bạn bằng cách ăn các loại thịt ít béo và các sản phẩm từ đậu nành vì chúng chứa nhiều dinh dưỡng thực vật và isoflavone làm giảm tổng lượng cholesterol, LDL-cholesterol và triglyceride trong cơ thể;
Dùng ngũ cốc kết hợp với các loại củ, chiếm khoảng 55-60% năng lượng khẩu phần. Người bệnh rối loạn mỡ máu nên ăn gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp thêm chất xơ cho cơ thể, góp phần đào thải cholesterol nội sinh;
Ăn nhiều rau, khoảng 500g / ngày để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Người bệnh nên sử dụng các loại rau củ giàu chất chống oxy hóa để giảm nguy cơ bệnh mạch vành tim như thực phẩm giàu vitamin E, beta-carotene, vitamin C và selen, …
Ăn ít khi mắc các bệnh như: tăng huyết áp, suy tim, …Cung cấp đủ 2 – 2,5 lít nước / ngày.
Số bữa ăn hàng ngày của người bệnh rối loạn mỡ máu nên chia thành nhiều bữa, ít nhất 5 bữa / ngày, mỗi bữa cách nhau ít nhất 3 giờ và cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm chính nhưng hạn chế tối đa chất béo. đồng thời tăng cường rau củ quả ít ngọt;
Những gì mà chúng tôi chia sẻ ở phần trên, hi vọng sẽ giúp các bạn có một sức khỏe thật tốt, hãy ăn uống điều độ và kết hợp với thể dục thể thao để giảm lipit trong cơ thể nha. Để hiểu thêm về chúng, các bạn có thể truy cập vào tintucdakhoa.org liên lạc qua hotline: 093.93.71.423 nhé!